Những năm đầu tiên (1917 – 1922)
Đã tròn 1 thế kỷ trôi qua kể từ ngày Cartier cho ra mắt chiếc đồng hồ đầu tiên thuộc dòng Tank đình đám của hãng. Nếu như nói đây là một sáng tạo từ Cartier thì có vẻ hơi kỳ quặc, bởi những mẫu Cartier Tank được làm dựa trên nguyên mẫu gửi cho chỉ huy của Lực lượng Viễn chinh Mỹ ở Châu Âu, tướng John Pershing.
Kể từ đó, những chiếc đồng hồ Tank trở thành nguồn cảm hứng cho Cartier tạo ra những mẫu đồng hồ mới. Để kỷ niệm sự kiện trọng đại này, La Maison có thể sẽ tổ chức một bữa tiệc sinh nhật cho Tank, điều mà trước đây chưa từng diễn ra ở Cartier.
Gác bữa tiệc qua một bên, hãy cùng chúng tôi nhìn lại những mẫu đồng hồ đình đám nhất đã làm nên tên tuổi cho dòng đồng hồ Cartier Tank trong lịch sử. Đầu tiên, không thể phủ nhận, thiết kế khởi đầu đã có tuổi thọ 100 tuổi mang tên Tank Normale chính là một huyền thoại, là “tổ tiên” của mọi mẫu Tank về sau.
Tank Normale thiết kế “khởi đầu”
Ban đầu, mẫu đồng hồ này được đặt cái tên rất ngắn gọn và giản dị: The Tank, Cartier chỉ thiết kế vài mẫu ít ỏi cho dòng này và cũng chỉ để hiển thị thời gian đơn thuần. Cái tên Tank Normale chỉ ra đời sau đó, khi mẫu Tank Louis Cartier được tạo ra. Thiết kế đầu tiên của dòng sản phẩm Tank đã trở thành cảm hứng cho hàng loạt mẫu đồng hồ trong tương lai. Đến tận 80 năm sau đó, ở thiết kế Tank Francaise năm 1996, người ta vẫn thấy có bóng dáng rõ nét của những chiếc Normale thuở ban đầu. Số lượng đồng hồ Tank Normale được sản xuất không nhiều. Mẫu đồng hồ này là món phụ kiện thời trang ruột của nàng công chúa Nepal Elizabeth Taylor, người thường xuyên đeo trên tay chiếc Tank Normale phiên bản đặc biệt với dây đeo 5-hàng và phiên bản thường với dây da.
Elizabeth Taylor và chiếc Tank Normale yêu thích của cô ấy
Những mẫu Tank đầu tiên được thiết kế với kim phong cách Breguet, về sau chuyển thành kim barton. Chiếc Tank Normale phiên bản dây da của Jacky Kennedy, vợ của tổng thống đầu tiên nước Mỹ John F. Kennedy đã được Christie đấu giá trong thời gian gần đây. Chiếc đồng hồ này có mức giá dự kiến khoảng 60.000-120.000 USD, nhưng nó đã được mua với mức giá lên tới 379.000 USD trong cuộc đấu giá đó.
Tank Cintrée: Chiếc Tank của các quý ông
Bốn năm sau sự ra đời của Tank Normale, Cartier mới cho ra đời mẫu đồng hồ Tank tiếp theo mang tên Tank Cintrée vào năm 1921, một thiết kế thay đổi nhiều cả hình dạng và kích thước. Đây là mẫu đồng hồ mỏng và cong nhất trong cả dòng Tank. Những mẫu thế hệ sau dù được thay đổi rất nhiều về mặt số, kích thước những vẫn luôn được sản xuất giới hạn khoảng từ 50 đến 100 chiếc.
Tank Cintrée được xem như mẫu đồng hồ được ưa thích nhất trong những bộ sưu tập của Cartier, và được gọi bằng cái tên “Tank của các quý ông”. Thế nhưng, đã 9 năm trôi qua kể từ khi mẫu Tank Cintrée gần nhất được Cartier cho ra mắt năm 2008, hai phiên bản Tank Cintrée một sử dụng bộ máy 9780MC của Jaeger-LeCoultre và một được thiết kế hai múi giờ, dành riêng cho khu vực châu Á với hai mặt số, trong đó có 1 mặt được đánh số bằng Hán tự giản thể trang bị hai bộ máy 430MC của Piaget. Số lượng ít ỏi và thiết kế đặc biệt khiến Tank Cintrée luôn là món đồ được săn đuổi tại các sàn đấu giá.
Tank Louis Cartier 1922
Với những đường nét mềm mại hơn và bo viền tròn hơn so với mẫu Tank Normale năm 1919, Tank Louis chính là viên ngọc quý của cả dòng đồng hồ này và được xem như mẫu đồng hồ tiêu biểu của tất cả các “Tank”. Ban đầu, những chiếc Tank Louis được sản xuất với vỏ vàng và platinum, hình dáng nhỏ và không có quá nhiều khác biệt so với những mẫu Tank Normale, cho đến những thay đổi ở phiên bản Tank Louis Cartier Automatic, hay đến năm 2006, trở thành LC Tank XL.
Mẫu Tank Louis Cartier có kích thước vỏ chỉ khoảng 30×39,2mm, được trang bị bộ máy siêu mỏng 9701MC của Piaget. Năm 2012, mẫu đồng hồ này được thiết kế lại và mở rộng lên kích thước 34,9×40,4mm, và trở thành mẫu Tank phẳng nhất của cả dòng sản phẩm nhờ trang bị bộ máy 430MC. Sản phẩm này được đánh giá rất cao dựa trên hình dáng và thiết kế của chúng, đây cũng là chiếc đồng hồ được đông đảo người yêu thích nhất trong dòng Tank của Cartier.
Cartier Tank Chinoise 1922
Chiếc đồng hồ Cartier Tank có thiết kế độc đáo lấy cảm hứng từ kiến trúc và các hang động của Trung Quốc ra mắt vào năm 1922, với mặt kính tinh thể cong đẹp mắt, Tank Chinoise là chiếc đồng hồ vô cùng được hoan nghênh bởi những tín đồ hiểu biết sâu sắc về thương hiệu Cartier cũng nhưng dòng sản phẩm Tank của hãng. Lần ra mắt gần đây nhất của Tank Chinoise là vào năm 2007.
Cartier Tank Obus 1923
Mẫu Tank Obus được ra mắt vào năm 1923, chỉ sau Chinoise 1 năm, nhưng cả hai mẫu đồng hồ chính hãng này đều có nhiều đặc điểm khá lạ mắt so với thiết kế tiêu biểu của dòng Tank mà Cartier tạo ra.
Mặc dù được sản xuất trong cùng khoảng thời gian, nhưng Chinoise luôn được các nhà sưu tập ưu ái, trong khi mẫu Tank Obus lại không may mắn như vậy. Thiết kế lịch lãm như những quý ông của Obus luôn có cảm giác không hài hòa với tinh thần chung của dòng Tank, cho dù được thay đổi mặt số liên tục, từ phiên bản đơn giản có mặt giây đến phức tạp hơn ra mắt vào năm 1998 cho bộ sưu tập Privée.
Cartier Tank à Guichet năm 1928
Luôn cải tiến và cập nhật xu hướng, Cartier đã tạo ra một mẫu Tank không có kim mang tên Tank à Guichet vào năm 1928. Mẫu đồng hồ kỹ thuật số độc đáo này được lấy cảm hứng từ những chiếc đồng hồ bỏ túi với giờ hiển thị nhảy số.
Ở thời điểm ô tô và tàu hỏa thịnh hành nhất, đồng hồ nhảy số tượng trưng cho sự hiện đại. Ngay cả mẫu Louis Tank cũng có những cải tiến dựa trên Tank à Guichet, cụ thể là, thiết kế nhảy giờ. Bởi đã có cách hiển thị giờ hiện đại hơn, toàn bộ mặt số, kim đều được loại bỏ, chỉ để lại một nắp kim loại có đục ô hiển thị giờ ở vị trí 12 giờ và một ô hình chữ nhật rộng ở vị trí 6 giờ để hiển thị phút. Núm vặn ban đầu được đặt ở vị trí 12 giờ cho đến năm 1996, và thay đổi ở các phiên bản từ 1997 về sau, đổi thành núm vặn ở vị trí 3 giờ.
Cartier Tank à Guichet được sản xuất với 2 phiên bản vỏ vàng và vỏ platinum được đánh bóng mờ. Trong năm kỉ niệm 150 tuổi hãng, đã có 150 chiếc Tank à Guichet phiên bản Platinum được sản xuất. Và tại Collection Privée Cartier Paris, 100 chiếc Tank à Guichet cuối cùng đã ra mắt với vỏ vàng hồng. Cả hai phiên bản này đều cháy hàng ngay lập tức và luôn luôn được chào đón tại các cuộc đấu giá nào mà chúng xuất hiện.
Xem thêm Đồng hồ Montblanc – tuyệt tác trường tồn trên đỉnh núi Anpơ
Cartier Tank Etanché năm 1931
Tank Etanché là mẫu đồng hồ Tank chống nước đầu tiên của Cartier, và cũng là mẫu Tank ít người biết đến nhất, trừ những nhà sưu tập đồng hồ lâu năm, sành sỏi. Bởi số lượng sản xuất rất giới hạn, thậm chí cũng không có nhiều thông tin và ảnh chụp của mẫu đồng hồ này còn tồn tại. Năm 2001, Tank Etanché được giới thiệu phiên bản mới và được gọi bằng cái tên Tank à Vis.
Tank à Vis được sản xuất với 4 phiên bản có nhiều khác biệt: phiên bản chỉ hiển thị giờ với vỏ vàng, máy cơ khí và lộ cơ ở đáy đồng hồ, với một phiên bản platinum có nắp đáy kín, hai phiên bản lộ cơ cả hai mặt bằng vàng trắng, một có lịch ngày và một có hai múi giờ khác biệt. Trong số đó, phiên bản được ưa chuộng nhất chính là chiếc làm từ vàng trắng có lịch ngày với vỏ chữ nhật đặc biệt và trang bị máy 9902MC.
Xem thêm Vén màn bí mật đồng hồ nam nhiều kim Omega Seamaster Co-Axial
Cartier Tank Basculante năm 1932
Theo sự phổ biến ngày càng rộng rãi của phong trào thể thao với các bộ môn như tennis và golf ở nửa sau thế kỉ 20, Cartier tạo ra Tank Basculante, mẫu đồng hồ có thể xoay đổi hai mặt trước sau để bảo vệ mặt kính và vòng bezel khỏi bị hư hại trong vận động mạnh.
Trong những năm 80, một số mẫu Tank Basculante với vỏ vàng đã ra đời với vỏ đồng hồ kín hoặc lộ máy, khi những mẫu Tank Basculante thép đang rất phổ biến. Sau đó, Cartier đã tung ra phiên bản giới hạn 365 chiếc với số 1999-2000-2001 khắc ở mặt sau và vỏ thép lộ đáy trưng bày toàn bộ vẻ đẹp ấn tượng của bộ máy 060MC của Frederique Piguet.
Xem thêm đồng hồ nam Nhật
Tank Monopusssoir năm 1935
Mẫu đồng hồ vô cùng ấn tượng Tank Monopoussoir cũng là một trong những thiết kế bí ẩn nhất trong dòng Tank của Cartier, đã được miêu tả là chiếc đồng hồ đầu tiên và độc nhất trong cuốn Le Temps de Cartier của ba tác giả Jader Baracca, Giampiero Negretti và Franco Nencini.
Lối sống năng động những năm 30 thôi thúc Louis Cartier phải tạo ra một mẫu đồng hồ mới vừa có thể đo được thời gian chính xác vừa theo kịp trào lưu chronograph, lại phải mang phong cách thanh lịch vốn có của dòng Tank. Mẫu Monopoussoir đầu tiên được phát hành vào năm 1935, trên thực tế, có một phiên bản thử nghiệm trước đó đã ra đời vào năm 1928 có tên Tortue.
Tank Monopoussoir vẫn là ẩn số bí mật trong giới đồng hồ cho đến khi Cartier giới thiệu mẫu Tank này lần nữa vào năm 2006, trong Collection Privée. Bộ máy của Monopoussoir là 045MC, cùng loại với bộ máy của Tortue, được chế tạo bởi THA, công ty được thành lập bởi ba nhà sản xuất đồng hồ hàng đầu là Vianney Halter, François-Paul Journe và Denis Flageollet. Cartier đã cho ra mắt 200 chiếc phiên bản giới hạn với vỏ vàng trắng và vàng hồng, cùng một phiên bản platinum duy nhất vào năm 2006.
Xem thêm Mách chàng 3 mẫu đồng hồ nam thể thao Seiko nên sở hữu
Cartier Tank Asymétrique năm 1936
Thoạt nhìn, những chiếc Tank Asymétrique tạo cảm giác méo mó và uốn éo không mấy ưa nhìn, thế nhưng trên cổ tay, mẫu đồng hồ ra đời từ năm 1936 này lại mang đến ấn tượng hoàn toàn khác. Những năm đầu tiên xuất hiện, chúng được gọi bằng cái tên Tank Oblique.
Tank Asymétrique được sản xuất với các kích cỡ khác nhau với các cấu trúc tai khác biệt, nhưng đặc điểm chung là mặt số đều có thể quay được, khiến cho người đeo không cần xoay cổ tay để xem giờ. Tank Asymétrique có thể không phải mẫu đồng hồ phù hợp với thẩm mỹ của số đông, nhưng chắc chắn, chúng là con cưng của các nhà sưu tập nổi tiếng bởi sự độc đáo của chúng. Vỏ hình thoi với các số 12, 3, 6, 9 tại các góc tạo cảm giác mới lạ vô cùng so với những thiết kế truyền thống. Cũng tại Collection Privée, 150 chiếc của mẫu Tank Asymétrique phiên bản vỏ vàng và kích thước lớn 47,1×26,1mm, thiết kế cuối cùng của mẫu này đã được ra mắt.
Trên đây là những thiết kế của dòng đồng hồ Tank ra đời vào nửa đầu thế kỷ 20. Những mẫu thiết kế mới ra đời ở nửa sau thế kỷ 20 chúng tôi xin được giới thiệu tới quý độc giả tại phần 2 của bài viết tại đây.