Ngày càng nhiều tập đoàn trung quốc muốn thâu tóm những thương hiệu cao cấp trên toàn thế giới và ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ cũng trở thành miếng mồi ngon của những con "quái vật" này.
Ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ sau một thời gian phục hồi và phát triển khi nằm trong tay các tập đoàn xa xỉ hàng đầu thế giới đang có dấu hiệu chững lại. Khi mà Swatch Group, Richemont, LVMH, Kering đang cảm thấy “thừa mứa” thương hiệu đồng hồ cao cấp đó cũng là lúc những tập đoàn Trung Quốc đặt những bước chân đầu tiên nên mảnh đất của những cỗ máy cơ khí. Với tiềm lực mạnh mẽ của nhà đầu tư Trung Quốc, cùng với sự thấu hiếu thị trường bản địa đầy tiềm năng liệu đây có phải sức bật cho những thương hiệu đồng Thụy Sỹ.
Thực tế thì câu chuyện của các tập đoàn Châu Á thâu tóm lại các thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ không hề mới, điển hình như Citizen Group sở hữu Arnold & Son, Frederique Constant. Thế nhưng, mọi chuyện được chú ý hơn khi các tập đoàn Trung Quốc nhảy vào giành dật những thương hiệu đồng Thụy Sỹ – Một nơi nổi tiếng với những sản phẩm rẻ lại sở hữu những thương hiệu đắt đỏ. Một dấu hỏi hoài nghi về chất lượng sản phẩm của những thương hiệu như Corum, Eterna, Rotary sau khi thuộc về tay tập đoàn City Charm, có hay không sự sụp đổ của những thương hiệu hàng đầu này.
Thế nhưng có một thực tế hoàn toàn khác, Các doanh nghiệp Trung Quốc với nguồn lực dồi dào về tài chính, cộng thêm thị trường Trung Quốc cũng có nhu cầu khá cao về đồng hồ Thụy Sỹ, việc hợp tác giữa các thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ mới với nhà đầu tư Trung Quốc dường như là cách thỏa mãn nhu cầu đôi bên khá được ưa chuộng trong khoảng thời gian gần đây. Dưới vai trò là nhà đầu tư chính, các tập đoàn, công ty lớn của Trung Quốc thu mua các thương hiệu Thụy Sỹ và cung cấp nguồn tài chính để hãng đồng hồ Thụy Sỹ phụ trách nhân lực nghiên cứu. Một cách ngắn gọn, chúng ta có thể hiểu đây là sự hợp tác với phần kỹ thuật và sản xuất hoàn toàn thuộc về các thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ, còn phía marketing và bán hàng thuộc về các doanh nghiệp Trung Quốc. Nghĩa là, chất lượng của những mẫu đồng hồ này không giảm xuống mà lại còn được tăng lên do mục đích phục vụ nhu cầu hàng hòa xa xỉ đến từ khách hàng Trung Quốc ngày càng tăng.
Cách đây vài năm, tư tưởng của các thương hiệu Thụy Sỹ thường là không mấy mặn mà với các nhà đầu tư Trung Quốc. Thế nhưng không thể phủ nhận, với những thương hiệu hàng xa xỉ nước ngoài mà Trung Quốc tiến hành đầu tư, họ đều có những chiến lược bán hàng khá hợp lý đưa doanh số và tình hình kinh doanh của các thương hiệu này sang hướng khả quan hơn. Ít nhất, họ có thể hướng các thương hiệu này đến thị trường nội địa Trung Quốc hàng tỷ dân. Sự thành công của một số thương hiệu như đồng hồ Corum, Rotary là minh chứng rõ nhất cho hiệu quả của hợp tác đôi bên, đồng thời là nguồn lực để các thương hiệu Thụy Sỹ tập trung nghiên cứu bộ máy, tính năng và kỹ thuật sản xuất mới.
Mặc dù hiện tại, đa số người dùng đều mong muốn có một sản phẩm 100% Thụy Sỹ trên tay, chủ yếu là do tâm lý họ e ngại những yếu tố kém chất lượng có liên quan đến Trung Quốc. Tuy nhiên, với những người chơi đồng hồ thật sự chuyên sâu, mọi yếu tố về địa lý và quốc tịch đều không thay đổi trước sự chân thật của kỹ thuật. Với những bộ máy mới của những tân binh trong làng đồng hồ, điều đầu tiên họ đánh giá là kỹ thuật nằm trên bộ máy và chiếc đồng hồ trước khi đòi hỏi xuất xứ. Khi khâu kỹ thuật được những nghệ nhân chế tác đồng hồ Thụy Sỹ đảm bảo, và nhà xưởng vẫn đặt ở những vùng đất hứa ngành đồng hồ như Geneva, La Chaux-de-Fond, Neuchâtel thì khách hàng hoàn toàn không cần lo lắng về việc chiếc đồng hồ không xứng với tầm giá mình bỏ ra.
Citychamp Hồng Kông mua lại cả tập đoàn Rotary với thương hiệu Corum nổi tiếng đến nay, người ta đều nhận thấy thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ đình đám này đang ngày càng được nâng cao hơn để trở thành thương hiệu đồng hồ thuộc phân khúc cao cấp, tiến tới sánh vai với những cái tên như Jaeger-LeCoultre, Panerai,… Corum sẽ tập trung cao độ vào nghiên cứu và tạo ra những bộ máy cấp cao hơn mà không phải cố gắng làm ra nhiều cỗ máy giá rẻ bán với số lượng lớn. Chỉ với chiến lược này, các thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ, đặc biệt là những thương hiệu tầm trung và mong muốn chú trọng vào nghiên cứu kỹ thuật và bộ máy đồng hồ để làm ra sản phẩm sáng tạo mới đã có động lực và niềm tin nhiều hơn vào các tập đoàn lớn đến từ Trung Quốc khi họ đặt vấn đề đầu tư.
Một vài thương hiệu đã mạnh dạn ký kết hợp đồng, trong đó có Emile Chouriet, thương hiệu tầm trung mới nổi trong những năm gần đây với tham vọng lớn sẽ tạo ra bộ máy in-house cho chính mình trong tương lai. Lựa chọn này của thương hiệu có thể nói vừa là thách thức vừa nhiều khó khăn, nhưng đồng thời không thể phủ nhận đó là con đường sáng suốt trong thời điểm thị trường đồng hồ truyền thống thế giới nói chung và Thụy Sỹ nói chung đang rơi vào tình cảnh khó khăn như hiện nay.
Xem thêm tin mới:
- Các mẫu đồng hồ Audemars Piguet chính hãng
- Nhiều mẫu đồng hồ Franck muller giá rẻ cho bạn lựa chọn
- Đồng hồ rắn Bvlgari thể hiện đẳng cấp