Thời gian có nhiều màu khác nhau. Những con người làm ăn xa, những con người đang yêu hay thân ảnh cô đơn của những người cha già,...


Có vẻ như thời tiết đang rất buồn thì phải, những giọt lệ bất chợt rơi trên phố và một vài làn gió như có như không, đùa giỡn với các con lá khô đã ngả vàng.

Tôi hẹn anh ở một quán cà phê siêu siêu nhỏ nằm trên đường Phan Đình Phùng. Đi qua đây, chẳng mấy ai biết đến “Nhớ”. Vì “Nhớ” quá kín đáo và trông hơi cũ. Một dòng chữ treo hờ hững trước mái hiên:

“Ở đây có bán vụn màu thời gian”.

Vụn màu thời gian ư? Thật lạ.

quan ca phe

Chủ của “Nhớ” là một người đàn ông gần 60 tuổi, trông bác khá giống với một người nghệ sĩ nào đó- Chiếc áo khoác sờn màu, đôi quần kaki bàng bạc và mái tóc rối bời hết sức tự nhiên.

Không gian ở đây có sự yên tĩnh khác lạ, đồ đạc ít ỏi và một chiếc băng cát xét được đặt rất trịnh trọng trên kệ sách.

Băng cát xét đang chạy…

“Xin chào các quý thính giả thân yêu của chương trình Cánh cửa âm nhạc. Mở đầu buổi trò chuyện của chúng ta ngày hôm nay chính là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng và cũng khá quen thuộc của nhạc sỹ Trần Tiến- Sắc Màu. Hãy cùng Thảo lắng nghe lại giai điệu thân thương này qua sự thể hiện của ca sĩ Thu Hà nhé!”

đong ho

A đúng rồi, chính là Trần Tiến…

“Cà phê của bác pha hơi lỡ tay, thông cảm cho đôi tay già này nhé”

“Dạ không sao ạ. Hình như, bác ở một mình ạ?”

“Còn có một đứa con gái, nhưng nó đã đi làm ăn xa gần 10 năm rồi”

Đôi mắt của bác giống “đặc” với bầu trời Hà Nội những ngày thu- Thật sâu, thật man mác và khiến cho bất kì ai nhìn vào cũng đều cảm thấy gai gai.

Xem thêm  Emile Chouriet - Tinh hoa từ những người nghệ nhân Geneva

Tiếng của chị Thu Hà cất lên. Tôi từng nhớ trong một liveshow của VP Bank, mang tên “Phiêu bạt trở về”, Trần Tiến có tâm sự một câu thế này:

“Tôi bỏ Hà Nội 40 năm để vào Sài Gòn sinh sống, rồi cũng bỏ Sài Gòn 6, 7 năm để đi về một vùng biển. Cháu gái tôi- Thu Hà, cũng biền biệt ở xứ người gần mấy chục năm nay và hôm nay cũng trở về. Đúng là phiêu bạt, phiêu bạt để trở về. Nhắc đến hai chữ Hà Nội đối với những người xa quê, thực sự là rất động lòng, rất nhớ nhung và chỉ cần một chút thôi cũng rất dễ rơi nước mắt…Nó khủng khiếp, nó ghê gớm lắm”

tran tien

Vậy còn những người ở lại, những người cha xa con thì sao?

Tôi hỏi bác về vụn màu thời gian, nhưng chỉ nhận lại một cái lắc đầu.

“Chỉ là những vụn màu trong tưởng tượng thôi con”

“Vụn màu tưởng tượng? Con không hiểu cho lắm”

dong ho cat

Một đêm nhớ, nhớ ra mình một mình
Một đêm nhớ nhớ ra mình đã ở đâu đây
Một đêm trong đêm thâu
Một vầng sáng chói lóa
Một đêm nhớ ra ta vô hình

Ca từ ấy như thức tỉnh sự mơ hồ trong tôi. Các gam màu, một mình và ta chỉ là sự vô hình,… “Vụn màu thời gian” chính là nằm trong sự tưởng tượng của mỗi người từ quá khứ, hiện tại và đến tương lai.

Trần Tiến viết:

Một màu xanh xanh, chấm thêm vàng vàng
Một màu xanh chấm thêm vàng cánh đồng hoang vu
Một màu nâu nâu, một màu tím tím
Màu nâu tím mắt em tôi ôi đẹp dịu dàng

Tại một thời điểm nào đó, Trần Tiến nhớ về những cánh đồng bát ngát, những khoảng trời rộng lớn. Ở nơi đó, có một người thiếu nữ, với màu áo tím mộng mơ và đôi mắt màu nâu lịm, ngọt nào và sâu sắc.

Xem thêm  Thương hiệu đồng hồ Frank Muller đã chinh phục thế giới thế nào!

canh dong lua

Nhưng rồi chiến tranh, chết tróc, li tán,..Dường như, mọi thứ vẫn còn im đậm từng khắc, từng giây, từng phút một trong kí ức của tác giả.

Một màu xanh lam, chấm thêm màu chàm
Thời chinh chiến đã xa rồi sắc màu tôi
Một màu đen đen, một màu trắng trắng
Chiều hoang vắng chiếc xe tang đi thật vội vàng

Bỗng một ngày, trên cái nền trời xanh bất tận ấy, những chiếc máy báy tập kích của quân đội Mỹ vào những năm 1960, nhằm mục tiêu phá hoại miền Bắc và nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Kết quả là Mỹ thất bại, thay vào đó là hình ảnh của những chiếc xe tang, bia căm thù được dựng lên ở mọi ngóc ngách,…Là màu đen, màu trắng, màu chàm gợi lên trong đôi mắt của những con người Việt Nam.

dong ho

Quá khứ mở ra hiện tại. Người đời kể cũng lạ, có thể vẽ được “người dưng” qua trí tưởng tượng của mình, nhưng lại không thể vẽ được bóng tối, trong khi chính mình đang ở trong cái bóng tối ấy.

Một đường cong cong, nối bao đường vòng
Họa người dưng nhớ khuôn mặt bắt hình dong
Rồi một đêm chơi vơi, làm sao vẽ bóng tối
Làm sao vẽ cánh hoa đêm không màu

dong ho nam

Đến cuối cùng, tác giả lại tự hỏi mình là ai, mình đang ở đâu trong cái thế giới bao la rộng lớn như này. Có phải đó chính là tâm trạng chung của những người xa xứ?

Chương trình Joyfm vừa mới kết thúc, bác chủ quán có đưa cho tôi một tấm bưu thiếp và nói:

“Mỗi năm, bác đều nhận được một câu hỏi: Dạo này, ba có khỏe không? Nhưng bác không biết mình sẽ còn bao nhiêu thời gian để trả lời thư của chính con gái mình. Mỗi lần mở thư ra, bác chỉ mong rằng đó sẽ là dòng chữ: Ngày mai con về thăm ba.”

Xem thêm  Các thương hiệu đồng hồ sản xuất tại Nhật Bản nổi tiếng hiện nay

Tôi nhìn những dòng chữ của chị, không nắn nót mà lại rất nguệch ngoạch, màu mực lúc đậm lúc nhạt. Chị không nói về cuộc sống của mình- “Ba yên tâm” có phải là vì chị cũng không muốn bác phải lo lắng, điều chị quan tâm duy nhất chính là sức khỏe của bác, rồi một ngày nào đó chị cũng có thể sẽ không nhận lại được hồi âm. Chị cũng khao khát lắm, được một đêm được ngủ tại căn nhà nhỏ này, ăn cơm cùng ba và yên bình hít mùi hoa sữa vào những ngày tháng 10.

buc thu

Tôi hẹn anh lúc 5 rưỡi chiều, nhưng 5h45 anh mới chịu xuất hiện.

“Tắc đường kinh khủng. Đứng lên đi, anh không có nhiều thời gian đâu”

“Anh xin lỗi em đi”

“Cái gì. Đừng có nhõng nhẽo”

“Vì anh đến muộn”

“Vớ vẩn”

“Trong 3 năm nay, em luôn là người phải đợi. Hôm nay, dù chỉ là 1 giây em cũng không muốn. Em hẹn anh là chỉ muốn nói, chúng mình chia tay. Thời gian của em và thời gian của anh không có gì khác nhau, không hơn, không kém. Anh không bao giờ chịu nói lời xin lỗi, đã có lần em phải đợi anh đến muộn ở trạm xe bus.”

“…..”

dong ho

Tôi nhận ra rằng: Thời gian là có rất nhiều màu khác nhau. Những con người làm ăn xa, những con người đang yêu hay thân ảnh cô đơn của những người cha già,…Và cách mà họ tưởng tượng đều mạng nặng những nỗi niềm, những tâm sự của riêng mình.

.
.
.
.