1. Poinçon de Genève
Năm 1886, tại Geneve, các nhà lập pháp đã thành lập một hệ thống kiểm tra đồng hồ nhằm phân biệt với những mẫu đồng hồ sản xuất tại nơi khác, được gọi là Poinçon de Genève. Poinçon de Genève (Tiếng Pháp), Geneve Seal (Tiếng Anh) hay Genfer Siegel (Tiếng Đức) đây có thể coi là “ con dấu đảm bảo” chính thức của hiệp hội những người sản xuất đồng hồ Geneve,Thụy Sĩ được khắc trên những mẫu đồng hồ sản xuất tại thành phố này khi đã trải qua các bài test về chất lượng, chủ yếu là công đoạn hoàn thiện và trang trí đồng hồ.
Chopard L.U.C Perpetual T Movement
Một trong số những thương hiệu thường xuyên nhận được chứng chỉ này đó là Cartier, Chopard, Roger Dubuis, Vacheron & Constantin và Ateliers deMonaco. Để nhận được con dấu Poinçon de Genève các thương hiệu bắt buộc phải đảm bảo 12 tiêu chí tương đương với 12 tiêu chuẩn chất lượng liên quan đến bộ máy cơ khí, các công đoạn hoàn thiện và số % linh kiện được sản xuất tại Thụy Sĩ.
2. Patek Philippe Seal
Patek Philippe là thương hiệu đầu tiên sản xuất những chiếc đồng hồ cao cấp theo tiêu chuẩn của Poinçon de Genève và trong suốt hơn 120 năm, họ đã không ngừng cải tiến, sáng tạo để theo đuổi những chứng chỉ đó. Tuy nhiên năm 2009 đã mở ra một kỉ nguyên mới cho Patek Philippe khi họ tự tạo con dấu của riêng mình, chuyên nghiệp và đẳng cấp hơn mang tên: Patek Philippe Seal – con dấu được biểu thị bởi 2 chữ P.
Patek Philippe 5270
Không chỉ quan trọng bộ máy đồng hồ và các bước hoàn thiện cuối cùng như Geneve Seal, Patek Philippe Seal còn đề cao hiệu suất hoạt động của chiếc đồng hồ, chính sách bảo hành đồng hồ và xem nó như một lời hứa của thương hiệu về chất lượng sản phẩm. Patek Philippe Seal ra đời là một minh chứng hùng hồn đánh dấu bước nhảy vọt của nghệ thuật chế tác đồng hồ và Patek tin rằng đó là điều mà họ cần làm để nâng cao chất lượng sản phẩm.
3. Chứng chỉ Geneve về vỏ đồng hồ
Nếu Geneve Seal là con dấu để định giá các linh kiện bên trong bộ máy thì ở phần vỏ đồng hồ, Geneve cũng đã thiết lập các tiêu chuẩn của riêng họ. Điển hình như Jaeger-LeCoultre có trụ sở tại Le Seniter, tất cả các đồng hồ mà Jaeger tạo ra đều phải trải qua các quy trình sản xuất nghiêm ngặt với hơn 1000 giờ thử nghiệm và kiểm soát. Những thử nghiệm này liên quan đến sự ổn định của bộ máy, nhiệt độ, áp suất khí quyển, khả năng chống lại cú sốc và từ trường cũng như các thử nghiệm về độ chống nước. Các tiêu chuẩn của chương trình “kiểm soát 1000 giờ” được giới chuyên môn đánh giá là bài kiểm tra khắc nghiệt nhất, vượt qua tiêu chuẩn của các bài kiểm tra thời gian thông thường và tương đương với chứng chỉ của Patek.
Jaeger-LeCoultre Duomètre Movement
Omega là một thương hiệu khác không chỉ sử dụng tiêu chuẩn ngành mà còn giới thiệu một tiêu chuẩn hoàn toàn mới với tên gọi là METAS. Vào tháng 12 năm 2014, OMEGA đã tổ chức một cuộc họp báo cùng với Viện Đo lường của Liên bang Thụy Sỹ (METAS) công bố quy trình chứng nhận đồng hồ và chứng chỉ này sẽ bắt đầu khởi động vào năm 2015. Ngoài việc đo hiệu suất của đồng hồ trong điều kiện hàng ngày, chứng chỉ cũng sẽ đảm bảo đồng hồ hoạt động chính xác khi tiếp xúc với từ trường mạnh lên tới 15.000 gauss.
Omega Speedmaster Moonphase Movement
Tuy nhiên, phong trào này cũng phải vượt qua các bài kiểm tra được thiết lập bởi Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres ( COSC ). Khi các bài kiểm tra được hoàn thành đồng hồ sẽ nhận được chứng chỉ Master Chronometer – Chứng chỉ cao cấp nhất hiện nay dành cho những phong trào cơ khí xuất sắc nhất thế giới.
Tạm kết
Poinçon de Genève, Patek Philippe Seal hay các chứng chỉ về vỏ đồng hồ ra đời chỉ có một mục đích đó là: đảm bảo rằng bạn – người tiêu dùng không chỉ nhận được một chiếc đồng hồ uy tín mà còn là một chiếc đồng hồ đã được kiểm tra dưới các điều kiện khắc nghiệt nhất.
– Theo Chrono24 –
Xem thêm tin mới:
- Thể hiện phong cách với đồng hồ nam dây da