Đồng hồ đeo tay là 1 trong những món phụ kiện không thể thiếu đối với nhiều người khi nó vừa giúp bạn xem giờ, vừa làm tôn lên phong cách thời trang hiện đại của mỗi người. Tuy nhiên bạn đã thực sự hiểu rõ về đồng hồ chưa? Bạn có hay biết có bao nhiêu loại mặt kính đồng hồ hay không? Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn 1 số loại mặt kính đồng hồ cơ bản, ưu – nhược điểm của chúng. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc chọn cho mình loại đồng hồ phù hợp nhất.

Có thể khẳng định rằng, 1 chiếc đồng hồ không thể thiếu đi bộ phận mặt kính, và mặt kính đồng hồ từ lâu vẫn luôn là bộ phận vô cùng quan trọng trong mỗi chiếc đồng hồ đeo tay. Thường thì nó được ví như người bảo vệ cho những chi tiết, bộ máy của đồng hồ. Do đó mà khi chọn mua đồng hồ, bên cạnh việc quan tâm, chú trọng đến vấn đề thương hiệu, kỹ thuật, mẫu mã, các bạn cũng cần phải thật để tâm đến vấn đề mặt kính, xem chúng có thực sự chắc chắn và chất lượng hay không.

mot so loai mat kinh dong ho deo tay co ban phan 1 e1526377268746

Như chúng ta đã biết, thế giới đồng hồ đeo tay luôn vô cùng phong phú và đa dạng về cả chất liệu, bộ máy cho đến kiểu dáng,… Trong đó, khi xét về mặt kính đồng hồ, chúng ta có thể chỉ ra 4 loại mặt kính đồng hồ phổ biến nhất hiện nay. Vậy 4 loại mặt kính đó là gì?

Xem thêm  Giảm 30% đồng hồ Colonna Ý – Đón lộc cả năm cùng đồng hồ Erawatch

Kính Acrylic Crystal

Đây thực chất là loại kính Mica chúng ta vẫn thường hay bắt gặp. Loại kính này là loại kính nhựa tổng hợp trong suốt, được sử dụng rất nhiều trong việc chế tạo kính đồng hồ trẻ em hoặc đồng hồ giá rẻ.

Về ưu điểm, kính Mica có giá thành rất rẻ, rẻ hơn nhiều so với những loại mặt kính đồng hồ khác. Kính có độ trong suốt tự nhiên, đặc biệt có thiết kế mặt kính lồi – rất thích hợp trong việc chế tác những chiếc đồng hồ yêu cầu làm tôn lên vẻ đẹp cận cảnh.

Tuy nhiên kính Mica chỉ có độ cứng dừng ở khoảng 300 vicker. 300 vicker là con số khá nhỏ và điều này cho thấy 1 điều là kính có thể dễ dàng bị trầy xước, bị mờ, trông xấu đi chỉ sau 1 khoảng thời gian sử dụng. Bên cạnh đó, loại mặt kính này cũng không thể đánh bóng được.

Kính Mineral Crystal

Mineral Crystal hay còn được gọi là kính khoáng, có cấu tạo từ những chất vô cơ. Đây được coi là 1 trong những loại kính được sử dụng cực phổ biến hiện nay.

.
.
.
.