Hãy cùng Erawatch nhìn lại sự nghiệp hơn 40 năm lịch sử hãng đồng hồ Raymond Weil, sự tiếp nối và phát triển của các thế hệ trong gia đình Raymond

So với nhiều thương hiệu đồng hồ cao cấp chính hãng khác tại Thụy Sỹ như Vacheron Constantin đã tồn tại những hơn 200 năm, Patek Philippe đã chạm ngưỡng 170 năm hình thành và phát triển thì có lẽ 40 năm của Raymond Weil chưa phải là “già” – 40 năm vẫn còn là thanh xuân, là tuổi trẻ, là lúc Raymond Weil cháy hết mình trong nghệ thuật chế tác đồng hồ. Hơn hết, họ luôn luôn nỗ lực và cố gắng trong từng bộ sưu tập đồng hồ của mình để có thể mang tên tuổi của hãng đi xa hơn và sánh ngang với những “cây đại cổ thụ” lớn trong giới đồng hồ cao cấp. Hãy cùng Erawatch nhìn lại sự nghiệp hơn 40 năm lịch sử hãng đồng hồ Raymond Weil.

Elie Bernheim - Giám đốc điều hành hiện tại của thương hiệu đồng hồ Raymond Weil

Elie Bernheim – Giám đốc điều hành hiện tại của thương hiệu đồng hồ Raymond Weil

Cha đẻ trong lịch sử hãng đồng hồ Raymond Weil là ai ?

Không ai khác chính là “Raymond Weil” và các thế hệ thành viên gia đình ông. Ngài Raymond được sinh ra ở Geneva vào năm 1926. Sau khi hoàn tất việc học tại trường trung học và làm việc tại công ty đồng hồ nổi tiếng tại Thụy Sỹ lúc bấy giờ – công ty Geneva. Ông nhận thấy cơ hội đang ở ngay trước mắt, ông cần phải nắm bắt và cần phải tận dụng nó một cách triệt để để nuôi dưỡng niềm đam mê cháy bỏng với đồng hồ. Trong suốt quá trình làm việc tại nơi này, Raymond đã cống hiện và tận tụy không ngừng với công việc. Mọi người ở đây từng nhận xét về ông: “ Raymond thưc sự đắm mình trong công việc và không quan tâm đến bất kì vấn đề nào khác”. Ông đã dành trọn 26 năm tuổi trẻ và sức vóc của mình ở Gevena. Khởi điểm chính là vào năm 1976, ở giữa khủng hoảng ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ nói riêng và trên thế giới nói chung đã đưa đẩy Raymond đến một quyết định – thành lập công ty riêng cho mình. Có thể nói ngay từ những bước đi đầu tiên của mình, công ty đồng hồ của Raymond đã chọn cho mình một phong cách và một định hướng phát triển độc lập. Thiết kế của họ vô cùng hoàn hảo, chúng đều có những màu sắc của riêng mình và khiến cho bất kì ai nhìn qua cũng phải lưu luyến.

Xem thêm  Những lỗi giết chết chiếc đồng hồ hàng hiệu mà 90% người đeo thường mắc

Thiết kế hoàn hảo của những chiếc đồng hồ trong lịch sử hãng đồng hồ Raymond Weil

Thiết kế hoàn hảo của những chiếc đồng hồ trong lịch sử hãng đồng hồ Raymond Weil

Ngoài tình yêu với đồng hồ thì Raymond còn có một thú vui rất đặc biệt. Và đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời bộ sưu tập đồng hồ đầu tiên của hãng vào năm 1983 – Amadeus, đặt theo tên của nhà soạn nhạc cổ điển người Áo “Mozart” và thế giới Milos Forman của một bộ phim nổi tiếng cùng tên. Không chỉ riêng Amadeus, mà nó còn là nguồn cảm hứng cho những bộ sưa tập đồng hồ tiếp theo của thương hiệu Raymond cho đến tận ngày nay. Câu trả lời cho các bạn đó chính là vì ngài Raymond là một fan “cứng” của âm nhạc cổ điển và Opera, ông còn rất quan tâm đến nghệ thuật đương đại và thích du ngoạn trên những chuyến bay tự mình lái.

Những dấu mốc ấn tượng trong lịch sử hãng đồng hồ Raymond Weil Geneve

Năm 1982, đứng trước những khó khăn và sức cạnh tranh khốc liệt của thị trường đồng hồ Thụy Sỹ, yêu cầu đặt ra là các nhà lãnh đạo Raymond cần phải thay đổi ngay chiếc lược phát triển trước mắt nhưng lại không làm mất đi “bản sắc gia đình”. Trước tình hình đó, Olivier Bernheim – con trai hợp pháp của Raymond Weil đã được đề cử và bổ nhiệm vào vị trí kinh doanh của công ty. Kế hoạch của ông là hiện đại hóa cấu trúc và tập trung phát triển thị trường riêng của thương hiệu, bao gồm cả việc hình thành các phòng ban truyền thông và tiếp thi kết hợp với sự sáng tạo và đổi mới. trong những bản thiết kế đồng hồ . Việc này đã bước đầu đưa tên tuổi đồng hồ Raymond Weil tiến nhanh vào thị trường đồng hồ thế giới – nổi bật nhất là thị trường tại Trung Quốc, Ấn Độ và Nga.

Xem thêm  Bạn có thể mua đồng hồ Thụy Sỹ chính hãng ở đâu Hồ Chí Minh?

Ngài Olivier - con trai hợp pháp của Raymond Weil (bên trái)

Ngài Olivier – con trai hợp pháp của Raymond Weil (bên trái)

Năm 1986, chào đón sự xuất hiện của bộ sưu tập Othello để chào mừng kỉ niệm 10 năm thành lập của hãng đồng hồ Raymond Weil Automatic – thiết kế đồng hồ sử dụng công nghệ hiện đại và tinh tế trong từng đường cắt. Bên cạnh đó, đây còn là mốc đánh dấu những chiếc đồng hồ Raymond siêu mỏng (1.2 mm) đầu tiên xuất hiện trên thế giới. Với Othello, thương hiệu Raymond đã có cho mình một vị trí vững chắc trong ngành chế tạo đồng hồ đeo tay.

Mẫu thiết kế Othelo trong lịch sử hãng đồng hồ Raymond Weil

Mẫu thiết kế Othelo trong lịch sử hãng đồng hồ Raymond Weil

>> Xem thêm: Địa chỉ bán đồng hồ cao cấp chính hãng tại Hà Nội

Năm 2011, sự kiện ra mắt dòng đồng hồ Raymond Weil Maestro – những siêu phẩm đồng hồ ấn tượng và cá tính dành cho nam giới. Những mẫu đồng hồ Maetro sẽ chủ yếu là xoay quanh vấn đề âm nhạc hay Raymond Weil đã khẳng định rằng: “Âm nhạc chính là trung tâm của thương hiệu”. Có thể nói quan hệ đối tác của Raymond với các cuộc thi âm nhạc lớn, nhạc sĩ và ban nhạc đã thực sự trở thành một gia đình thực sự.

Trong lịch sử hãng đồng hồ Raymond Weil đã cho sản xuất chiếc đồng hồ lấy cảm hung từ nhóm nhạc "The Beatles"

Trong lịch sử hãng đồng hồ Raymond Weil đã cho sản xuất chiếc đồng hồ lấy cảm hung từ nhóm nhạc “The Beatles”

Năm 2017, Raymond Weil vẫn tiếp tục thực hiện những mẫu đồng hồ Maestro và bên cạnh đó còn là những thiết kế đồng hồ cao cấp nữ vừa lãng mạn lại vừa sang trọng, cá tính nằm trong những bộ sưu tập như: Shine, Noemia, Tango,…

Xem thêm  Đánh giá nhanh đồng hồ PNJ

Sự quyến rũ ngọt ngào của những chiếc đồng hồ trong bộ sưu tập Shine dành cho các quý cô

Sự quyến rũ ngọt ngào của những chiếc đồng hồ trong bộ sưu tập Shine dành cho các quý cô

Điểm một vài sự kiện tiêu biểu trong dòng thời gian lịch sử hãng đồng hồ Raymond Weil để chúng ta có những hiểu biết đúng đắn về thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ còn non tuổi này. Raymond có rất nhiều bộ sưu tập khác để chúng ta lựa chọn, nhưng thiết nghĩ điều quan trọng nhất trong cuộc sống chính là lựa chọn những thứ phù hợp với mình nhất.

.
.
.
.