Có một nghịch lý: Người nước ngoài giàu thì mua đồng hồ rẻ, còn Việt Nam thì càng nghèo càng thích sài hàng hạng sang và họ mua Chronograph cũng như vậy

Để trở thành tư vấn viên tâm lý khách hàng cho hàng trăm doanh nghiệp mỗi năm, trước đó 10 năm tôi đã từng là nhân viên kinh doanh cho một công ty chuyên phân phối đồng hồ Thụy Sĩ và nhiều lúc những câu chuyện dở khóc dở cười của họ khiến tôi thầm nghĩ: Người ta bỏ ra hàng chục triệu để mua một chiếc đồng hồ đắt tiền nhằm mục đích gì? Có một nghịch lý rằng: người nước ngoài càng giàu thì mua đồng hồ càng rẻ, còn ở Việt Nam thì người càng nghèo càng thích sài hàng hạng sang, họ mua một chiếc đồng hồ Chronograph chỉ vì bỗng chốc ồ lên “Woahh, it is so cool”, chứ không phải “Exactly, I think it is perfect” và đôi lúc cái giá để trả cho “cơn ái mộ” của họ thực sự quá đắt. Thiết nghĩ một bài viết để định hình phong cách mua sắm cho họ là điều cần thiết nhất lúc này!

buttonXem thêm những tin hot:

Hãy học cách sử dụng

rattrapante chronograph

Người bán hàng: “Anh biết cách sử dụng nó chứ”, người mua hàng: “Qua qua, nhưng tôi nghĩ chẳng mấy khi dùng đến nó”! Woah, anh quả là người biết tiêu tiền! Lý do gì để anh mua một chiếc đồng hồ Chronograph vậy? Chắc vì trông nó khá sang và phức tạp?… Nhiều lúc tôi cũng đến cạn lời với họ và bài diễn thuyết của tôi về Chronograph lại bắt đầu bằng một cách “tẻ nhạt” như thế!

“Think out of the box” – Đây là câu nói của giáo sư dạy tôi về cách nhìn nhận cuộc sống, và tôi “áp” nó everywhere. Đơn cử, nếu bạn cho rằng đồng hồ Chronograph chỉ dùng để đua xe thì có lẽ cả thế giới sẽ biến thành tay đua. Tại sao bạn không nghĩ nó thực tế hơn? Và tôi chắc rằng bạn sẽ thấy hạnh phúc vì điều đó. Bạn mong chờ từng giây phút khi người ấy nói “chờ em 5 phút nữa” và một cái bấm giờ để đong đếm nhịp tim của bạn hay đơn giản chỉ là cái hẹn để chờ đợi cơm sôi, tất cả điều đó đều làm nên gia vị của cuộc sống. Hãy tìm hiểu thật kĩ cách sử dụng nếu như không muốn biến chiếc đồng hồ của bạn thành “phế phẩm” có sắc mà không biết tận hương.

Xem thêm  Xuất xứ đồng hồ Colonna đến từ nước Ý lãng mạn

Cần một chế độ hiển thị phù hợp

Đồng hồ Chronograph Hublot

Ngày nay, mọi người thường xem nhẹ các tính năng hiển thị vì cho rằng “thời trang đánh tan thời tiết”, “cái đẹp đập chết cái thô”. Vì vậy các nhà sản xuất thường cầu kì hóa mặt số, biến nó trở nên phức tạp hơn và khiến bất cứ ai cũng ồ lên đầy thán phục, chẳng ngại rút hầu bao rước nó về “dinh”. Tôi không phản đối điều đó, tuy nhiên cần hết sức tiết chế để không làm mất đi cái “chất” của đồng hồ. Giả dụ bạn muốn xem giờ vào ban đêm thì không thể nào thiếu các cọc dạ quang phát sáng, đấy đều là cái hay, cái dở của nhà sản xuất, đặc biệt là đồng hồ Chronograph khi bốn bề đều là mặt số phức tạp, cầu kì.

Bộ máy

Tôi đã từng biết có nhiều người mua đồng hồ bởi những giá trị lịch sử cũng như sự quý hiếm của nó, họ chấp nhận một cái giá “trên trời” và những bất tiện khi sửa chữa để sở hữu được bộ máy độc nhất – vô nhị, tôi thường gọi là in-house. Một bộ máy in-house do chính hãng thiết kế và sản xuất thường rất đắt và khó tìm thấy linh kiện thay thế. Tuy nhiên bộ máy này lại được đánh giá rất cao về thiết kế cũng như những tính năng riêng của nó mà không một bộ máy đại trà nào có được, nó cho thấy bạn là người “sành sỏi” về đồng hồ và là một dân chơi trong lĩnh vực này.

Xem thêm  Trên tay đồng hồ nam Agelocer BigBang

Chronograph in house

Nói vậy không đồng nghĩa với việc những bộ máy sản xuất đại trà là không tốt hay không “sang”, đơn cử như ETA của Swatch, nó đã quá nổi tiếng và phổ biến đến mức đại đa số các thương hiệu đều dùng bộ máy này. Đặc điểm nổi trội của nó là giá thành rẻ, chi phí thấp và dễ dàng tìm được linh kiện để sửa chữa, thay thế.

Tần số dao động

Tần số dao động (vph) có liên quan mật thiết đến giới hạn giây mà Chronograph đo được. Tần số dao động càng cao thì các phân số thời gian mà Chronograph đo được càng nhỏ. Tần số dao động được thể hiện qua sự rung động của bánh xe cân bằng, mỗi lần xoay sang trái hoặc sang phải được tính là một dao động.

Đồng hồ Chronograph Tag Heuer

Công thức tính phần trăm giây mà Chronograph đo được thông qua tần số dao động: Vph (dao động/ giờ) : 3600 = số phần trăm trên một giây mà chronograph đo được. Ví dụ: Các loại máy cơ khí hiện đại phổ biến nhất có dao động là 28.000 vph/ giờ. Chia cho 3600 giây, ta được 8, tức là Chronograph đo được 1/8 giây. Tương tự 18.000 vph thì đo được 1/5 giây, 36.000 vph đo được 1/10 giây.

Trong những năm gần đây, một số nhà sản xuất, đặc biệt là Tag Heuer đã bắt đầu sản xuất những chiếc Chronograph tiên tiến hơn cho phép đo đến mức 1/100 giây, chính vì vậy chiếc đồng hồ của họ có đo được thời gian chính xác về đích của những chiếc xe đua công thức

Xem thêm  Grand Seiko chính thức tách riêng thương hiệu khỏi Seiko

 Tính năng Chronograph đặc biệt

Sáng tạo là không giới hạn, một chiếc đồng hồ tốt nhất vẫn có thể có một chiếc đồng hồ tốt hơn. Và Chronograph là điển hình cho câu nói đó. Bên cạnh những chiếc Chronograph thông thường thì những biến thể của nó luôn là một điều kì diệu. Một trong số đó có thể kể đến cơ cấu Flyback hay Rattrapante, Flyback là một kết cấu Chronograph truyền thống tuy nhiên thay vì phải bấm 2 lần để đặt lại các chỉ số Chronograph thì nó chỉ cần bấm nút 1 lần ở vị trí góc 4 giờ, tất cả các kim bay về 0. Nhược điểm của nó là khiến người dùng khó theo dõi và đọc được chỉ số khi hoạt động Chronograph diễn ra và ngừng lại.

Đồng hồ Chronograph

Một cơ cấu Chronograph khá thú vị khác đó là Rattrapante, với kết cấu bao gồm 2 bánh xe cân bằng nó cho phép đo đếm thời gian 2 sự kiện diễn ra một lúc. Ví dụ: Trong một chặng đua, tiếng còi bắt đầu bạn bấm nút số 8 để khởi động tính năng Chronograph, khi người thứ nhất về đích bạn bấm phím số 10 và khi người thứ 2 cán mốc bạn bấm phím số 2 để phân tách thời gian. Đây được coi là một trong những biến thể tiện lợi và hiện đại nhất tính đến thời điểm hiện tại.

buttonXem thêm những chuyên mục hay tuần qua

.
.
.
.