Abraham-Louis Bregue, George Daniels và George Daniels là những người có tầm ảnh hưởng sâu sắc tới ngành chế tác đồng hồ nhân loại
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ điểm lại chân dung 3 nhà chế tác có tầm ảnh hưởng sâu sắc tới ngành chế tác đồng hồ nhân loại. Họ là những người đã mang đến làn gió mới, những thay đổi quan trọng cho thế giới đồng hồ đương đại.
Họ là những người đàn ông tài trí, nhạy bén trước thời cuộc, là những người mang đến sự tự do, khuyến khích người đam mê làm chủ chiếc đồng hồ của mình để nói lên quan điểm của chính mình, thê hiện cá tính, được sống là chính mình, giải phóng năng lượng tiềm ẩn để bứt phá và thành công.
Các thế hệ sau luôn ngưỡng mộ, kính trọng những gì họ cống hiến cho nhân loại
Abraham-Louis Breguet – CEO của công ty chế tác đồng hồ Breguet
[icon name=”angle-double-right” class=”” unprefixed_class=””] Có thể khẳng định, khi bàn về lịch sử ngành chế tác đồng hồ thế giới, các chuyên gia, nhà biên soạn lịch sử và những nhà văn luôn luôn dành những chương sáng chói và đẹp đẽ nhất dành cho Abraham-Louis Breguet.
[icon name=”angle-double-right” class=”” unprefixed_class=””] Abraham-Louis Breguet (1747 – 1823) sinh ra tại Neuchâtel, Thụy Sĩ nhưng lớn lên ở Paris (Pháp). Ông và vợ của mình là bà Cécile Marie-Louise L’Huillie thành lập công ty đồng hồ Breguet vào những năm 1775 và hiệu đồng hồ Breguet trở thành sản phẩm được giới quý tộc, hoàng gia tại châu Âu ưa chuộng, thường xuyên đặt hàng riêng như: Hoàng đế George III, Công tước Wellington, vua Louis XVI, vua Charles IV của Tây Ban Nha, công chúa Caroline Murat, hoàng hậu Pháp Marie-Antoinette. Năm 1816, ngài Breguet trở thành thành viên của Viện hàn lâm khoa học Pháp. Tên của ông cũng là 1 trong 72 cái tên được ghi lại trên tháp Eiffel lừng danh.
[icon name=”angle-double-right” class=”” unprefixed_class=””] Xem thêm mẫu đồng hồ Longines nam
Chân dung CEO của công ty chế tác đồng hồ Breguet
[icon name=”angle-double-right” class=”” unprefixed_class=””] Có lẽ, những đóng góp của ông cho ngành chế tác đồng hồ nhân loại sẽ mãi là những mốc son sáng chói và sẽ chẳng người có niềm đam mê với đồng hồ nào dễ dàng quên được những cột mốc, con số 17000 – Đây là số đồng hồ Abraham-Louis Breguet sản xuất trong cuộc đời mình và phần lớn đều đượsử dụng bởi những nhân vật thuộc dòng dõi quý tộc, hoàng gia ở nhiều khu vực trên thế giới, là người phát mình và chế tạo ra cơ chế tourbillon. Cùng với đó, tên tuổi của Abraham-Louis Breguet gắn liền với hàng loạt những phát minh không chỉ giúp tên tuổi của hãng Breguet tỏa sáng, đứng hàng đầu thế giới mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp chế tác đồng hồ như: phát minh ra bộ số la mã cho đến nay, người ta vẫn còn chìm đắm và mê mẩn với những nét thiết kế tinh xảo, đầy tính thẩm mỹ, bộ số la mã đặc sắc và bộ kim Breguet. Vượt lên trên tất cả đó là sự chính xác tuyệt đối trong mỗi tuyệt tác đồng hồ, thế nên trong cuốn “Rome Naples and Florence, nhà văn Stendhal đã viết đoạn: Khi sở hữu 1 mẫu đồng hồ của thương hiệu Breguet, hãy an tâm rằng, 20 năm sau nó cũng chẳng chạy sai một giây nào”
John Harrison làm nên huyền thoại về đồng chuyên dụng hàng hải
[icon name=”angle-double-right” class=”” unprefixed_class=””] John Harrison ((1693 – 1776) sinh ra và lớn lên tại Anh, ông nổi tiếng trong làng đồng hồ nhân loại trong việc tự học và trau dồi kiến thức đồng hồ và là người phát minh ra máy đo thời gian biển – thiết bị được mong đợi lâu nay để giải quyết vấn đề tính toán kinh độ khi trên biển (đồng hồ hàng hải), con lắc bù nhiệt giúp giải quyết vấn đề thay đổi nhiệt độ ảnh hưởng đến độ chính xác của đồng hồ. Nhắc đến lĩnh vực đồng hồ hàng hải, người ta hết mực ca ngợi John Harrison bởi ông sáng chế ra những thiết bị đo thời gian chính xác cao khi đi biển. Những cống hiến của John Harrison đã được trao giải thưởng của Nghị viện Anh về giải pháp thỏa đáng cho “vấn đề của kinh độ” khi mà các thiết bị đo thời gian thông thường không xác định được kinh độ trên biển. Hơn thế nữa, Harrison là người đứng vị trí thứ 39 trong 100 người Anh vĩ đại nhất thế giới.
[icon name=”angle-double-right” class=”” unprefixed_class=””] Xem thêm Xếp hạng đồng hồ Thụy Sỹ
Những cống hiến của John Harrison cho ngành hàng hải vô cùng lớn lao
George Daniels được mệnh danh là kho báu quốc gia sống động của London
[icon name=”angle-double-right” class=”” unprefixed_class=””] George Daniels sinh ngày 19 tháng 8 năm 1926 mất ngày 21 tháng 10 năm 2011, ông là một nhà nghiên cứu thần học người Anh đồng thời là một trong số ít những thợ đồng hồ hiện đại đã chế tạo thành công đồng hồ hoàn chỉnh bằng tay trong ngôi nhà mình. Trong suốt cuộc đời của mình, George Daniels chế tác được gần 40 chiếc đồng hồ độc lập của riêng mình và 50 chiếc hợp tác chế tác cùng với Roger Wsmith, mỗi chiếc bao gồm hình dáng chữ ký của ông.
[icon name=”angle-double-right” class=”” unprefixed_class=””] Nói đến những cống hiến của Daniels là nói đến những sáng tạo đi ngược lại với truyền thống, đó là George Daniels đã không ngừng nỗ lực trong việc thiết kế lại đồng hồ cơ khí để cạnh tranh và trong thời gian dài hơn chiếc đồng hồ thạch anh đang đe dọa tương lai của nó. Đồng thời thể hiện sự tiến bộ lớn nhất trong thiết kế thoát hơi cơ học kể từ khi Thomas Mudge năm 1754 phát minh ra đòn bẩy. Sự thành công của nó nằm trong xung tiếp tuyến và khóa cả hai rung động của mỗi dao động mà không có ma sát trượt điều này khác với sự di chuyển của đòn bẩy truyền thống và không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi độ nhớt của chất bôi trơn. Sau khi kiểm tra nghiêm ngặt, đã nhận được ủng hộ quốc tế trong ngành công nghiệp đồng hồ và CEO của Omega đánh giá cao tại hội chợ Basel Watch và Jewellery 1999, và đã được áp dụng trong chế tác đồng hồ Omega cao cấp kể từ đó. Đặc biệt ông được ca ngợi là một Master of the Clockmakers Company of London.
Chân dung George Daniels, ông được mệnh danh là Master về đồng hồ ở London
[icon name=”angle-double-right” class=”” unprefixed_class=””] Trong suốt sự nghiệp của mình, các tác phẩm đồng hồ của George Daniels đã mang lại cho ông nhiều giải thưởng như: huy chương vàng của Học viện Horological Anh, Huy chương vàng của Thành phố London và Huân chương Kullberg của các nhà sưu tập Stockholm Watchmakers. Vào tháng 7 năm 2006, tại thủ đô London đã tổ chức một triển lãm về tất cả các tác phẩm của Daniels, đây là lần đầu tiên tất cả các tác phẩm được trưng bày cùng nhau và đưa ra một cái nhìn độc đáo về sự tiến triển của tác phẩm của ông. George cũng được tạp chí Country Life trao tặng danh hiệu “Kho báu quốc gia sống động”.
[icon name=”angle-double-right” class=”” unprefixed_class=””] Xem thêm đồng hồ thời trang dành cho nam