Khâu hoàn thiện được xem là một trong những bước hết sức quan trọng chiếc khi đưa một mẫu thiết kế mới ra ngoài thị trường. Quá trình Finishing (Hoàn thiện) sẽ giúp các cỗ máy đo thời gian trở nên bắt mắt và hoàn mỹ hơn.
CHAMFERING – VÁT CẠNH
Chamfering hay còn gọi Beveling là kỹ thuật hoàn thiện bộ máy đồng hồ bằng cách vát cạnh các chi tiết để tạo thành một góc 45 độ và đánh bóng bề mặt nghiêng đó. Kỹ thuật đồng hồ này rất thường thấy trên các sản phẩm đồng hồ cao cấp, đồng hồ chế tác thủ công để nâng cao giá trị của chúng.
2. ENAMELING – TRÁNG MEN
Enameling là tên gọi chung cho các kỹ thuật tráng men lên mặt số của đồng hồ bằng cách nung chảy cát trong không khí giàu oxy, khoáng vật tạo màu có thể được bổ sung tùy theo yêu cầu. Kỹ thuật hoàn thiện Enamelin yêu cầu nghệ nhân chế tác phải có tay nghề rất cao và giàu kinh nghiệm, bởi quá trình hoàn thiện này có tỷ lệ thải loại khá cao với những mẫu không đạt tiêu chuẩn xuất xưởng.
3. GUILLOCHÉ – HỌA TIẾT LẶP
Guilloche hay Guilloché một kiểu trang trí thường được thực hiện ở trên mặt số, vỏ hoặc đáy đồng hồ bằng kỹ thuật khắc. Nó được tạo nên từ các họa tiết lặp đi lặp lại với thiết kế vô cùng phức tạp, tỉ mỉ và chi tiết. Họa tiết Guilloche được xem là một phần của nghệ thuật điêu khắc.
4. GENEVA STRIPES – HỌA TIẾT SÓNG PHONG CÁCH GENVA
Geneva Stripes hoặc Geneva Wave là cách hoàn thiện trang trí bộ máy đồng hồ truyền thống bằng cách dải đường thẳng song song phân bố đều trên các cầu, bánh đà thậm chí là mặt số. Trước đây kỹ thuật này được sử dụng bởi các thợ đồng hồ vùng Geneva Thụy Sĩ và sau này đã phổ biến trên hầu hết đồng hồ Thụy Sĩ cao cấp.
5. PERLAGE – HỌA TIẾT VÂN TRÒN
Perlage là cũng là một trong những họa tiết trang trí đồng hồ phổ biến với những hình tròn rất nhỏ có cùng kích thước và nằm chồng chéo lên nhau một cách đồng đều được tạo ra bằng cách xoay nhanh đầu trụ, bên trong hìng tròn còn có vô số hình tròn nhỏ hơn đồng tâm nên gọi vân tròn.
6. SATINATION – CHẢI XƯỚC
Satination hay còn gọi là chải xước bằng cách tạo ra những vết xước trên mặt đồng hồ mượt và có trật tự mang đến cảm giác mịn khi xem. Hiện tại bề mặt chải xước có thể được tạo ra từ nhiều kỹ thuật khác nhau nhưng gốc từ Satination ban đầu bắt nguồn từ hiệu ứng trên bề mặt vải satin, loại vải đặc trưng bởi bề mặt ngoài bóng còn bề mặt trong khá nhám.
7. SKELETONIZING – CHẠM RỖNG
Skeletonizing là một trong những nghệ thuật điêu khắc bộ máy dựa trên bộ khung cơ bản của chúng. Công dụng của kỹ thuật này là giữ lại các bộ phận cần thiết và loại bỏ đi các bộ phận thừa của máy qua các phần chạm rỗng, chúng ta có thể thấy được hoạt động bộ máy tốt hơn.
8. TEMPERING – NUNG THÉP TẠO MÀU XANH
Tempering là một kỹ thuật hoàn thiện đồng hồ truyền thống áp dụng cho kim, ốc vít thép bằng nhiệt độ để tạo màu cho chúng. Quá trình làm xanh thép (bluing steel) diễn ra bằng cách đem đi nung ở 270 – 310 độ C.