Mới đây, tại nhà đấu giá Phillips, chiếc Omega vỏ thép Toubillon 301 đã được bán với giá 1,428,500 và trở thành chiếc đồng hồ Omega đắt nhất trên thế giới.

Mới đây, tại nhà đấu giá Phillips, chiếc Omega vỏ thép Tourbillon 301 đã được bán với giá 1,428,500Franc và trở thành chiếc đồng hồ Omega đắt nhất trên thế giới.

đồng hồ omega đắt nhất thế giới

Mẫu đồng hồ này có thiết kế theo phong cách vintage và thuộc bộ sưu tập Speedmaster nhưng đặc biệt hơn, nó có bộ máy tourbillon. Và với những ai biết một chút ít về Omega, hẳn mọi người đều sẽ ngạc nhiên vì hãng hoàn toàn không nổi tiếng với những bộ máy đồng hồ phức tạp này. Thực tế, có thể hiện tại Omega không sản xuất những bộ máy phức tạp như tourbillon nữa mà chuyển sang các bộ máy calibre, nhưng thực thế từ những năm 1947, Omega đã cho ra mắt những chiếc tourbillon đầu tiên của mình. Giờ đây, mẫu đồng hồ này đã trở thành chiếc Omega đắt nhất thế giới từng được đấu giá với kết quả 1,428,500 Franc Thụy Sỹ.

đồng hồ omega đắt nhất thế giới 1

Mẫu Omega Tourbillon 301 năm 1987 (trái) và bản nguyên mẫu năm 1947

Có cả một câu chuyện dài về mẫu đồng hồ tourbillon đầu tiên của Omega, với bộ máy phức tạp ẩn sâu trong thiết kế đơn giản và cổ điển, cũng như việc một nhà sản xuất đồng hồ thể thao và đồng hồ bấm giờ chuyên nghiệp lại hứng thú trong việc tạo ra một chiếc tourbillon. Đó là câu chuyện của thế kỷ trước, khi mà Omega đứng giữa cuộc chiến của các nhà sản xuất đồng hồ chronometric. Và thay vì chạy theo số đông, sản xuất ra mẫu đồng hồ chẳng có gì khác biệt, Omega đã quyết định làm ra một chiếc tourbillon.

Xem thêm  Đồng hồ máy cơ – Bạn có biết? - Phần 2

đồng hồ omega đắt nhất thế giới 2

Sự khác biệt của bộ máy bên trong ở mẫu Tourbillon 301 năm 1987 (trái) và năm 1947

Mầu Omega tourbillon này được gắn 19 viên đá quý ở chân kính, sử dụng bộ máy Calibre 301 tourbillon. Chỉ có 12 chiếc duy nhất được làm và đều có kích thước mặt số là 30mm. Hãng cũng chỉ sản xuất từng đó đồng hồ để gửi tới các trung tâm kiểm định chất lượng đồng hồ Geneva để được đánh giá và cấp giấy chứng nhận. Nhiều người cho rằng 12 mẫu đồng hồ này đã được Omega thu hồi lại vào kho của mình và không được bán chính thức mãi cho đến năm 1987 (phải tới 40 năm sau). Vào năm 1987, cũng chỉ có 7 trên 12 chiếc đồng hồ được Omega sửa sang lại, lắp ráp và thiết kế vỏ đồng hồ đeo tay trước khi bán lại cho các nhà sưu tầm đồng hồ. Một trong số đó vẫn còn nằm trong bảo tàng của Omega. Tuy nhiên, nhà đấu giá Phillips lại sử hữu một mẫu đồng hồ vỏ thép được sản xuất năm 1947 và dường như là phiên bản đồng hồ đeo tay nguyên mẫu.

đồng hồ omega đắt nhất thế giới 3

Bộ máy đặc biệt này không giống như 12 phiên bản được làm để bán và lưu giữ, nó giống với bảo vẽ trong kho lưu trữ của Omega – là mẫu đồng hồ nguyên bản đầu tiên. Ví bảo vẽ này, bộ máy tourbillon xoay vòng trong thời gian đáng chú ý là 7,5 phút – khác với 60 giây như thông thường. Người ta cho rằng tốc độ vòng quay chậm hơn sẽ giúp sự thay đổi của bị trí cân bằng và bộ thoát sẽ ổn định hơn, đồng thời giảm tải quán tính liên quan đến tốc độ nhanh hơn. Kim loại được sử dụng là Guillaume và dây tóc đồng hồ làm bằng thép. Vào những năm này, cầu cân bằng làm bằng guillaume vẫn cung cấp khả năng kháng nhiệt tốt hơn thép niken, và lò xo cân bằng làm bởi nivarox cũng được ưa chuộng hơn.

Xem thêm  Ngày mới, hãy cười thật tươi nhé các cô gái!

đồng hồ omega đắt nhất thế giới 4

Mẫu đồng hồ này đã đứng đầu về độ chính xác khi so sánh với các mẫu tourbillon khác của Mỹ và Anh, cũng như là mẫu đồng hồ nổi bật tại thị trường đồng hồ Thụy Sỹ nhờ thiết kế trang nhã và bộ máy đặc biệt. Theo bảo tàng của Omega, chỉ có một trong những bộ máy Tourbillon 301 từng được sử dụng để làm đồng hồ đeo tay vào năm đó (nói cách khác, đây là mẫu đồng hồ tourbillon 301 đầu tiên của hãng), sau này mới có thêm nhiều mẫu tourbillon 301 khác được sản xuất.

đồng hồ omega đắt nhất thế giới

Theo như ước tính ban đầu, mẫu đồng hồ này được bán với giá khởi điểm là 100.000 Franc, nhưng cuối cùng, giá bán đã lên đến 1,4285,500 Franc. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng chính Omega đã mua lại mẫu đồng hồ này để cho vào bộ sưu tập đồng hồ quý của mình, do đó họ đã “tranh đấu” quyết liệt với các nhà sưu tầm đồng hồ cá nhân. Trước đó, mẫu đồng hồ Omega đắt nhất thế giới là mẫu Omega Constellation Platinum được bán tại nhà đấu giá Antiquorum năm 2007 với giá 423.7000 Franc.

.
.
.
.