Ở hai phần trước, chúng tôi đã giúp các bạn có những nhìn nhận và đánh giá khách quan về mặt kính đồng hồ, ưu – nhược điểm của 4 loại mặt kính đồng hồ phổ biến nhất hiện nay. Vậy bạn đã biết nên sử dụng loại mặt kính đồng hồ nào chưa?

Có thể nói, một chiếc đồng hồ không thể thiếu đi bộ phận mặt kính. Nó như 1 chiếc khiên, 1 người bảo vệ các chi tiết cùng bộ máy bên trong của đồng hồ khỏi những tác động bên ngoài. Và chất lượng của 1 chiếc đồng hồ ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi chất lượng của mặt kính.

mot so loai mat kinh dong ho deo tay co ban phan 3

Trong 4 loại mặt kính đồng hồ cơ bản chúng tôi vừa kể ở trên, thực tế chỉ có 2 loại mặt kính là được sử dụng phổ biến hơn cả là mặt kính Mineral Crystal và mặt kính Sapphire. Tại sao ư? Vì Mica chỉ thường sử dụng với những chiếc đồng hồ rẻ tiền, đồng hồ rẻ em hoặc đồ chơi, trong khi kính Hardlex thì chỉ được sử dụng độc quyền cho thương hiệu đồng hồ Seiko. Đó là lý do 2 loại kính đồng hồ còn lại sẽ có sức phổ biến hơn cả. Đây cũng là lý do có rất nhiều khách hàng đặt câu hỏi cho chúng tôi là nên chọn lựa kính Sapphire hay kính Mineral Crystal.

Nếu xét về mức giá, chắc chắn loại kính Sapphire sẽ cực đắt, thậm chí là đắt hơn nhiều lần so với kính Mineral Crystal thông thường.

Xem thêm  Khám phá chiếc đồng hồ: Hublot - Big Bang Unico Essential Grey

Về khả năng chống lại sự trầy xước cùng độc cứng, kính Sapphire cũng được đánh giá cao hơn khi độ chống trầy xước của chúng gần như là tuyệt đối, còn độ cứng thì chúng chỉ đứng sau mỗi kim cương mà thôi. Do đó chúng ta có thể mài chúng xuống nền bê tông mà vẫn không bị trầy xước. Xét về độ trong suốt, kinh Sapphire cũng có nhiều ưu điểm đến nỗi bạn có thể nhìn rõ mặt số đồng hồ. Trong khi đó, loại mặt kính Mineral Crystal sẽ khá dễ bị trầy xước khi gặp các tác động và va đập với vật cứng như bê tông hay sắt thép,…

Về độ đàn hồi, trong 1 thí nghiệm như sau: Thả 1 khối thép nặng 63g xuống mặt kính từ các độ cao khác nhau, tăng dần cho đến kính vỡ chúng ta thu được kết quả như sau: Kính Sapphire cần năng lượng tương đương 0,08 – 0,18 J là vỡ, trong khi khính Mineral Crystal phải từ 0,16 – 0,21 J mới vỡ. Do đó chúng ta có thể khẳng định xét về độ đàn hồi, kính Sapphire được cho là kém hơn.

Tính chống lóa: Kính Sapphire phản chiếu ánh sáng mạnh hơn kính Mineral Krystal, do đó nó dễ gây lóa hơn bởi chỉ số khúc xạ của chúng là 1,8 – cao hơn so với loại kính còn lại.

.
.
.
.