Nếu bạn đang sở hữu một chiếc đồng hồ cơ và muốn chúng luôn bền đẹp với thời gian, điều quan trọng đầu tiên là các bạn phải biết cách sử dụng nó hợp lý và đúng cách, nếu không thì đồng hồ của bạn sẽ rất nhanh gặp hỏng hóc và phải sớm tạm biệt bạn. Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ điểm qua một số hậu quả có thể xảy đến nếu các bạn sử dụng đồng hồ cơ không đúng cách. Hãy cùng theo dõi bài viết nhé!

cac cach sua chua dong ho don gian co the ban muon biet e1519266523701

Sử dụng sai độ chống nước

Mỗi một loại đồng hồ đều có độ chống nước riêng được in ở mặt số hoặc nắp lưng và mỗi độ chống nước lại cho phép đồng hồ có mức độ tiếp xúc nước khác nhau do đó các bạn không nên sử dụng sai độ chống nước này. Bởi khi đồng hồ ngấm nước, dầu bôi trơn trong máy sẽ bị pha loãng và khiến cho các chi tiết máy lâu ngày bị gỉ sét, nặng thì đồng hồ hỏng hoàn toàn còn nhẹ hơn thì đồng hồ của bạn sẽ bị sai số hoặc chạy giật kim. Thực tế cho thấy độ chống nước của đồng hồ chỉ nhỉnh hơn so với thông số nhà sản xuất đưa ra một chút thôi do đó các bạn phải thật cẩn thận nhé. Lưu ý là tuyệt đối không được đeo đồng hồ khi bơi, tắm hơi hoặc ăn lẩu.

Sử dụng sai núm đồng hồ

Xem thêm  5 thương hiệu đắt giá đồng hành cùng những tập phim Fast & Furious

Các núm của đồng hồ cơ luôn được đóng mở liên tục để có thể thực hiện các chức năng phức tạp, do đó mà hóa chất, hơi nước hay các bụi bẩn sẽ rất dễ xâm nhập vào chúng. Đó là lý do nếu bạn không biết cách chỉnh núm, đồng hồ của bạn sẽ bị chạy sai giờ và thậm chí là ngừng chạy. Đây cũng chính là bộ phận kết nối giữa người dùng với cỗ máy trong đồng hồ nên nếu bạn bất cẩn sử dụng chúng sai cách, bộ máy trong sẽ sớm gặp phải nguy hại. Dưới đây là những lưu ý khi điều chỉnh núm đồng hồ cơ:

  • Không điều chỉnh giờ từ 21h – 2h sáng.
  • Khi chỉnh giờ hoặc lên dây cót, cần tháo đồng hồ ra và đảm bảo rằng núm điều chỉnh luôn được kéo ra vuông góc, không bị cong vênh.
  • Dừng lên dây cót trong đồng hồ cơ nếu thấy căng tay. Nếu cảm thấy tay bị căng quá, các dây cót trong đồng hồ sẽ sớm bị đứt cót và thậm chí là gây nguy hại đến bộ phận bên trong.
  • Khi đồng hồ còn ướt hoặc đang ở dưới nước, không kéo núm đồng hồ.
  • Sau khi đã chỉnh đồng hồ xong, cần đóng chặt núm để bụi bẩn, độ ẩm cùng nước không bị xâm nhập vào.
.
.
.
.