“Của bền tại người” và để chiếc đồng hồ luông song hành cũng năm tháng với bạn thì cách sử dụng đồng hồ cũng là một điều không thể xem nhẹ.

Không sử dụng đồng hồ khi tắm biển

Có nhiều mẫu đồng hồ cho phép người đùng đeo nó dưới nước nhưng đó là những mẫu đồng hồ chuyên dụng.

Đồng hồ l'duchen D 443.11.33

Còn đối với những loại đồng hồ bình thường, các bạn tuyệt đối không nên dùng nó khi tắm biển. Trong nước biển có muối – nguyên nhân gây nên hiện tượng các gioăng ở đáy, kính và núm đồng hồ bị hỏng. Khi nước biển khô đi, cát biển và muối có trong chúng sẽ vẫn đọng lại trong núm làm cộm gioăng, từ đó tạo nên khe hở khiến đồng hồ dễ dàng bị ngấm nước hơn trong những lần dính nước tiếp theo. Một đặc tính nữa của nước biển là tính ăn mòn sẽ khiến cho bộ máy của đồng hồ bị hỏng hoàn toàn chỉ sau 1 vài ngày các bạn nhé. Do vậy mà nếu lỡ đeo đồng hồ khi xuống nước biển, các bạn cần rửa chúng kịp thời bằng xà phòng và nước ấm nhé.

Bảo quản thế nào với các loại dây đồng hồ?

Thực tế cho thấy thị trường đồng hồ hiện nay có rất nhiều mẫu dây đồng hồ khác nhau và dưới đây là cách bảo quản những loại dây đồng hồ phổ biến nhất hiện nay:

Đồng hồ dây da: Đồng hồ dây da cần được hạn chế tiếp xúc với nước. Đặc biệt khi cơ thể toát ra mồ hôi vào những ngày thời tiết nắng nóng hay vận động mạnh, các bạn nên tháo chúng ra vì nếu cứ tiếp tục đeo sẽ khiến chúng bị bốc mùi.

Xem thêm  Những hãng đồng hồ nổi tiếng, họ “yêu” phụ nữ theo cách nào?

D301.11.23

Đồng hồ dây kim loại: Chắc chắn rằng nếu đeo lâu ngày thì đồng hồ dây da sẽ bị ngấm bẩn phải không nào? Cách xử lý rất đơn giản. Bạn nên nhúng đồng hồ khoảng 3 phút vào dung dịch nước ấm cùng 1 chút nước rửa chén các bạn nhé. Sau đó hãy dùng bàn chải đề cọ nhẹ chúng cho các vết bẩn bay ra rồi rửa lại bằng nước sạch và dùng khăn mềm lau khô. Bạn nên làm cách này khoảng 1 tháng 1 lần.

D 154.21.33

Một vài lưu ý quan trọng khác

Nếu bạn đang sở hữu 1 chiếc đồng hồ nhiều chức năng, bạn không nên sử dụng nút bấm khi đang ở dưới nước.

Bạn không nên đặt đồng hồ ở những nơi có nhiều từ trường như tủ lạnh, tivi, máy tính hay bếp từ,…

Không được để đồng hồ ở những nơi có nhiệt độ cao hơn 60 độ C và thấp hơn 0 độ C. Trong đó, nhiệt độ bảo quản đồng hồ tốt nhất là từ 10 – 40 độ C.

Không nên để đồng hồ bị va đập mạnh và không nên đeo đồng hồ khi chơi các môn thể thao mạnh nếu chúng không phải là đồng hồ chuyên dụng.

.
.
.
.