Cũng giống như người già, đồng hồ hiệu trải qua nhiều năm sử dụng cũng gặp khó khăn trong việc thực hiện tốt những chức năng, tính năng vốn có. Thế nhưng, chính cách mà chủ nhân sử dụng ảnh hưởng lớn, làm giảm tuổi thọ của đồng hồ. Một số thói quen thường nhật tưởng chừng vô hại của chúng ta nhưng lại âm thầm, lặng lẽ giết chết chiếc đồng hồ hàng hiệu
Dưới đây là những thói quen, những lỗi trong quá trình sử dụng đồng hồ đeo tay hàng hiệu 90% người đeo thường mắc phải:
Thay đổi ngày sai thời điểm
Nếu bạn đang đeo đồng hồ có chức năng báo ngày. Hãy nhớ các mốc thời gian cấm kỵ đó là mốc 10 giờ tối (22h) và 2 giờ sáng – mốc thời gian này là một trong những nhân tố tham gia vào việc làm giảm tuổi thọ của đồng hồ. Vì lúc đó, bánh răng và một số bộ phận chức năng đang hoạt động với tốc độ mạnh để chuyển đổi lịch ngày sang ngày mới. Như vậy, nếu bạn cần thay đổi ngày bằng tay, hãy làm nó trước 10 giờ tối hoặc sau 2 giờ sáng.
Dòng Rolex Datejust tự động cập nhật ngày đúng thời điểm và chuẩn nhất
Không đeo đồng hồ trong một thời gian dài
Đây là một nguyên nhân có thể làm hỏng chiếc đồng hồ, để khách quan nhất chúng tôi xin được trích dẫn lời khuyên của chuyên gia John Lloyd. Hiện ông người sáng lập kiêm CEO của Trung tâm bảo hành đồng hồ ở Clerkenwell, London chuyên sửa chữa và cung cấp đồng hồ cơ khí. Theo John Lloyd: “Tôi khuyên, thỉnh thoảng nên đeo đồng hồ thay vì để nó trong ngăn kéo trong nhiều tháng, vì chất bôi trơn – dầu trong nắp đậy là một ví dụ có thể làm khô và ảnh hưởng đến việc tính thời gian, hoạt động của đồng hồ.”
Không nên cất đồng hồ hàng hiệu quá lâu trong tủ
Vô ý để đồng hồ cạnh thiết bị điện tử có từ trường cao
Hiện nay có nhiều dòng đồng hồ có chức năng chống lại từ trường rất tốt được sản xuất bởi những thương hiệu đình đám số một thế giớ, đơn cử như Rolex Milgauss được thiết kế đặc biệt với khả năng chống lại từ trường rất tốt. Tuy nhiên, thực tế không phải hãng nào cũng có đủ năng lực để sản xuất ra những mẫu đồng hồ đặc biệt và cũng không phải ai cũng giàu có để mua được đồng hồ Thụy Sỹ giàu tính năng. Và trên thực tế, hầu hết các dòng sản phẩm đồng hồ giá bình dân đều rất dễ bị tổn thương khi tiếp xúc thường xuyên với các thiết bị điện tử phổ biến tưởng chừng như vô hại có thể kể đến như: laptop và điện thoại di động.
Những “vật bất ly thân” như điện thoại, laptop lại khiến đồng hồ bị nhiễm từ trường
Trong trường hợp này, ông John Lloyd khuyên: “Nếu chiếc đồng hồ của bạn bị nhiễm từ trường nhẹ, bạn có thể mua một máy hút từ trường Degaussing (chỉ khoảng 8 bảng Anh trên Amazon hoặc eBay) để sử dụng.”
Tự đánh bóng đồng hồ tại nhà theo hướng dẫn trên Internet
Hiện nay, rất nhiều webside, trang rao vặt, diễn đàn có những bài viết hướng dẫn đánh bóng đồng hồ đơn giản tại nhà khi đồng hồ của bạn bị trày. Tuy nhiên, người viết lại không lưu ý với bạn rằng mỗi lần đồng hồ được đánh bóng nhất là việc liên tục đánh bóng mạnh tay, có thể dẫn đến trường hợp thay đổi hình dạng của đồng hồ. Ví dụ như các cạnh, độ sắc nét bị thay đổi đáng kể. Như vậy, bạn có ý thức bảo quản và luôn muốn chiếc đồng hồ yêu quý sáng bóng nên thường xuyên tự đánh bóng, lau chùi đồng hồ, thế nhưng làm sạch quá mức cũng không tốt.
Tự đánh bóng đồng hồ hàng hiệu tại nhà theo những mẹo trên Internet khách quan mà nói không hề tốt
Thường xuyên đeo đồng hồ khi đi xông hơi, nơi có độ ẩm cao
Một chiếc đồng hồ không thấm nước không nên đeo trong nước. Đây là điều hiển nhiên ai cũng biết. Tuy nhiên có một vấn đề cần lưu ý, một chiếc đồng hồ có khả năng chịu nước 5ATM không nên được đeo trong phòng xông hơi hoặc bể sục vì sự co lại cũng như sự giãn nở của kim loại có thể làm cho hơi nước thấm vào trong đồng hồ. Có thể bạn không biết, những chiếc đồng hồ tốt nhất, đồng hồ chuyên dụng cho thợ lặn chuyên nghiệp, trước khi xuống nước, họ luôn phải kiểm tra lại toàn bộ để chắc chắn rằng các nút đã được vặn chặt, nếu không nước sẽ vào gây ra oxy hóa. Lâu dần chiếc đồng hồ sẽ hỏng.
Đeo đồng hồ hàng hiệu trong lúc xông hơi ảnh hưởng rất lớn tới độ bền bỉ của đồng hồ
Bỏ qua việc bảo dưỡng đồng hồ
Giống như xe hơi, đồng hồ cũng luôn cần thay dầu mới. Tuy nhiên, điểm khác đó là nếu như xe hơi bảo dưỡng, thay dầu định kỳ thì đồng hồ cơ, đồng hồ lên dây tự động có thời gian lau chùi và bảo dưỡng hai hoặc ba năm/lần để đảm bảo chạy giờ chính xác, hoạt động trơn tru. Nhưng 90% người đeo đồng hồ đều không để ý đến việc bảo dưỡng định kỳ và khi xảy ra sự cố mới bắt đầu mang đồng hồ đến các trung tâm bảo hành, sửa chữa để xử lý.
Hầu hết người dùng đồng hồ không đi bảo dưỡng đồng hồ định kỳ mà khi xảy ra sự cố mới mang đồng hồ đi sửa chữa
Như vậy, có những việc tưởng chừng như đơn giản, không ngờ tới lại là những thói quen xấu mà 90% người dùng hay mắc phải, gây ra nhiều tác hại vô cùng to lớn cho chính chiếc đồng hồ mà ta yêu quý, chiếc đồng hồ sang trọng đắt tiền. Cho nên, những điều mà chúng tôi vừa trình bày ở trên là những điều chúng ta nên loại bỏ ngay khi sử dụng đồng hồ hàng hiệu đắt tiền, để “cỗ máy thời gian” không bao giờ “chết bất đắc kỳ tử”.