Bộ máy tinh vi Tourbillon có những biến thế như thế nào qua hơn 100 năm phát triển của ngành đồng hồ thế giới? Chúng gồm có những người anh em như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Hồi 1: Tourbillon

Chương 2: Các kiểu cơ chế Tourbillon

[icon name=”arrow-right” class=”” unprefixed_class=””]Ở chương trước, chúng tôi đã giới thiệu đến quý độc giả về Tourbillon và cơ chế vận hành sơ lược của chúng. Ở phần này, chúng tôi xin tiếp tục chia sẻ với quý độc giả một số kiến thức về Tourbillon, cụ thể là các kiểu cơ chế Tourbillon đã từng xuất hiện.

Chương 2: Các kiểu cơ chế Tourbillon

[icon name=”arrow-right” class=”” unprefixed_class=””]Những chiếc đồng hồ mang bộ máy Tourbillon với tên gọi khác nhau như Carrousel, Tourbillon truyền thống, Flying Tourbillon, Tourbillon đa chiều, … Cách gọi này nhằm phân biệt những cơ chế Tourbillon khác nhau. Vậy thì chúng khác nhau ở điểm nào? Sự khác biệt ấy mang đến hiệu quả, lợi ích gì với cỗ máy đồng hồ? Hi vọng bài viết dưới đây sẽ giải đáp được một phần những thắc mắc của quý độc giả.

1, Tourbillon truyền thống

Chương 2: Các kiểu cơ chế Tourbillon

[icon name=”arrow-right” class=”” unprefixed_class=””]Hay còn gọi là Traditional Single Axis Tourbillon, đây là cơ chế tuân thủ đầy đủ thuyết kế nguyên bản của Breguet với ba bộ phân chủ đạo: cơ cấu hồi (escapment), bánh xe cân bằng (balance wheel) được đặt trong một chiếc lồng xoay (cage) với thời gian xoay một phút/1 vòng. Cơ cấu Tourbillon truyền thống này cũng là cơ cấu thường thấy nhất trong các mẫu đồng hồ Tourbillon hiện nay.

2, Carrousel (Karrousel)

[icon name=”arrow-right” class=”” unprefixed_class=””]Carrousel là cơ cấu được phát minh vào năm 1892 bởi Bahne Bonniksen, một nghệ nhân làm đồng hồ người Đan Mạch nhưng sinh sống ở London nước Anh. Nếu như bạn nghĩ Tourbillon là phức tạp nhất vào thời điểm nó được sáng chế, thì chưa hẳn đã chính xác. Carrousel được đánh giá là phức tạp hơn Tourbillon bởi lẽ lồng xoay và bánh xe cân bằng của Carrousel sử dụng hai nguồn năng lượng khác nhau, tức là lồng xoay bên ngoài có thể ngừng hẳn lại, nhưng bánh xe cân bằng bên trong vẫn tiếp tục chuyển động như thường.

Xem thêm  Chuyện cổ tích có thật của 2 chàng kĩ sư cơ khí trở thành CEO thương hiệu đồng hồ Bell & Ross  

Chương 2: Các kiểu cơ chế Tourbillon

Đồng hồ Blancpain với cơ cấu Carrousel

[icon name=”arrow-right” class=”” unprefixed_class=””]Cơ chế Carrousel được hoàn thiện và đưa vào mô hình đồng hồ bỏ túi bởi Richard Lange, người sáng lập thương hiệu A.Lange De Sohne vào năm 1899, và được Blancpain thu nhỏ lại đưa lên các mẫu đồng hồ đeo tay vào năm 2000.

3. Carrousel Tourbillon

[icon name=”arrow-right” class=”” unprefixed_class=””]Kết cấu khá thú vị này không được WOSTEP (Trường Đồng hồ Thụy Sỹ) cùng các nghệ nhân danh tiếng trong lịch sử ngành chế tạo đồng hồ truyền thống công nhận là Tourbillon bởi chính đặc trưng của nó.

Xem thêm Đồng hồ IWC

Chương 2: Các kiểu cơ chế Tourbillon

[icon name=”arrow-right” class=”” unprefixed_class=””]Điều phức tạp nhất và công đoạn đòi hỏi kĩ thuật cao nhất của việc tạo ra cơ cấu Tourbillon không phải điều gì khác ngoài sắp xếp các bộ phận cân bằng trên một hệ thống đồng trục. Nghĩa là lồng Tourbillon, cơ cấu hồi và bánh xe cân bằng phải xếp trên cùng một trục với nhau, điều này khiến cho số lượng linh kiện tăng lên và khả năng cân bằng của các bộ phận đòi hỏi tinh vi hơn rất nhiều. Nhưng Carrousel Tourbillon đã đơn giản hóa điều đó bằng cách đặt bánh xe cân bằng lên một trục riêng biệt. Cải tiến này bắt nguồn từ Vincent Calabrese, một thành viên của AHCI (Hiệp hội Các nhà Chế tác Đồng hồ Độc lập). Sau đó, Balncpain đã áp dụng cơ cấu này vào những chiếc đồng hồ của họ. Một số nhà sản xuất Trung Quốc cũng tận dụng sự đơn giản hóa của Carrousel Tourbillon để chế tạo những chiếc đồng hồ Tourbillon giá chỉ vài ngàn USD như: Beijing TB01-2, Shanghai, Liaoming 5010,… Một số hãng đồng hồ nổi tiếng như Piaget, Cartier cũng có áp dụng cơ cấu này trong đồng hồ của họ, nhưng nhìn chung, những nhà sản xuất đồng hồ danh tiếng và uy tín không sử dụng cơ cấu Carrousel Tourbillon trong sản xuất đồng hồ Tourbillon.

Xem thêm  Breguet ra mắt mẫu đồng hồ mới cho dịp Valentine sắp tới

4, Flying Tourbillon

[icon name=”arrow-right” class=”” unprefixed_class=””]Chia tay với người anh em Carrousel, chúng ta cùng trở lại với những mẫu đồng hồ Tourbillon biến thể từ kiểu truyền thống của Breguet. Đầu tiên phải kể đế là Flying Tourbillon, cơ cấu có nét thẩm mỹ độc đáo được rất nhiều thương hiệu ưa chuộng.

Chương 2: Các kiểu cơ chế Tourbillon

[icon name=”arrow-right” class=”” unprefixed_class=””]Không có quá nhiều khác biệt trong vận hành, Flying Tourbillon chỉ đơn giản là cắt bỏ một phần lồng xoay, từ lồng hình cầu thành bán cầu, khiến cho cả cơ cấu như đang bay lên khỏi mặt đồng hồ vậy. Lựa chọn làm ra Flying Tourbillon hoàn toàn bắt nguồn từ yêu cầu và gu thẩm mỹ của các nhà thiết kế với mẫu đồng hồ của họ. Đồng hồ Cartier là một trong số những thương hiệu như vậy. Le Maison, với những thiết kế mang đậm đặc trưng của một nửa thế giới là phái đẹp, có vẻ rất ưa chuộng kiểu cơ cấu “bay bổng” này.

[icon name=”arrow-right” class=”” unprefixed_class=””] Xem thêm mẫu Đồng hồ nam nổi tiếng

5, Nhiều Tourbillon (Multi-Tourbillon)

[icon name=”arrow-right” class=”” unprefixed_class=””]Đây là kiểu đồng hồ nam có chứa nhiều cơ cấu Tourbillon trên cùng một thiết kế, đương nhiên, giá của những chiếc đồng hồ này sẽ đắt hơn những mẫu Tourbillon đơn rất nhiều. Hiện nay, phổ biến nhất vẫn là những mẫu đồng hồ có chứa hai Tourbillon với mức giá vào khoảng 300.000 USD. Breguet, Cartier, Greubel Forsey,… là những thương hiệu khá nổi tiếng với những mẫu đồng hồ mang cơ cấu Double Tourbillon của họ. Ngoài ra, khá nhiều hãng cũng đã phát triển những mẫu đồng hồ có Triple Tourbillon như Antoine Preziuso, Vianney Halter, Chorpad,…

Xem thêm  Có gì bên trong chiếc đồng hồ cơ đắt nhất thế giới giá 11 tỉ đồng

Chương 2: Các kiểu cơ chế Tourbillon

[icon name=”arrow-right” class=”” unprefixed_class=””]Cơ cấu Multi-Tourbillon là chiếc đồng hồ đó có chứa hai hoặc nhiều hơn những cơ cấu Tourbillon đơn riêng biệt, chúng có thể nối với nhau bằng một cây cầu. Quý độc giả có thể theo dõi bức ảnh trên để hiểu rõ hơn về điều này.

[icon name=”arrow-right” class=”” unprefixed_class=””] Xem thêm đồng hồ Rado nữ

6, Tourbillon đa chiều (Multi Axis Tourbillon)

[icon name=”arrow-right” class=”” unprefixed_class=””]Có thể hiểu đơn giản là cơ cấu Tourbillon truyền thống xoay tròn quanh một trục cố địch, tức là chỉ xoay 1 chiều, còn những cơ cấu Multi Axis Tourbillon có thể xoay nhiều hơn một chiều. Tính đến hiện tại, Triple – Axis Tourbillon đang là cơ cấu phức tạp nhất, và cũng là đắt nhất trong tấp cả những cơ cấu Tourbillon từng xuất hiện. Do gia tăng kết cấu nhưng trọng tượng vẫn phải đảm bảo nhẹ, linh kiện phải nhỏ do chiếc đồng hồ đeo tay có kích thước bé, có những chi tiết trong bộ cơ cấu chỉ nhẹ có 0,0009 gram, đòi hỏi người thợ chế tác phải có tay nghề rất cao và tốn nhiều thời gian, tâm sức mới hoàn thiện được một cơ cấu đỉnh cao như vậy.

Chương 2: Các kiểu cơ chế Tourbillon

[icon name=”arrow-right” class=”” unprefixed_class=””]Rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đã bắt tay vào làm những chiếc đồng hồ có Triple Axis Tourbillon như Harry Wiston, Frank Miller, Thomas Prescher, Vianney Halter, Cabestan, …

[icon name=”arrow-right” class=”” unprefixed_class=””]Thật thú vị đúng không? Một cơ cấu tưởng chừng như đã vô cùng phức tạp và cao cấp thậm chí lại có những biến thể càng phức tạp hơn, khiến chúng ta không khỏi trầm trồ về sức sáng tạo không ngừng nghỉ của các bậc thầy chế tạo đồng hồ trên thế giới. Phần tiếp theo về Tourbillon, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý độc giả về độ hoàn thiện và hiệu chỉnh, nguyên nhân chính quyết định đến mức giá của một chiếc đồng hồ Tourbillon. Cùng đón đọc tại Erawatch.vn nhé.

[icon name=”arrow-right” class=”” unprefixed_class=””] Xem thêm đồng hồ Omega

.
.
.
.