Bất chấp sự lên ngôi của các thiết bị số với chức năng đo đếm thời gian, những chiếc đồng hồ cơ tinh xảo vẫn luôn là trợ thủ trung thành đồng hành cùng nam giới trên mọi chặng đường. Nhưng có gì bên trong cỗ máy phức tạp này, lại là bí ẩn không phải ai cũng tường tận.

  • Mặt số (Dial): Mặt số thường là một tấm kim loại hoặc vật liệu khác như sợi carbon, nhựa, thuỷ tinh, chất dẻo… trên đó có các con số, dấu hoặc vạch… Ngoài ra một số đồng hồ còn có lịch ngày, thứ, năm, lịch mặt trăng moonphase, mức năng lượng dự trữ, thang 24 giờ…
  • Kim (Hand): Nhà sản xuất đồng hồ người Anh Daniel Quare là người giới thiệu chiếc kim phút đầu tiên năm 1691. Những chiếc đồng hồ đầu tiên trên thế giới chỉ có một kim để chỉ giờ. Phần lớn đồng hồ cơ bản hiện nay có 3 kim – giờ, phút và giây. 
  • Thân (Case): bảo vệ bộ máy đồng hồ, gồm thân chính (middle), vành tròn (bezel), mặt kính (glass) và nắp phía sau (back).
  • Chân kính (Jewel): Chân kính của chiếc đồng hồ không chỉ có tác dụng tăng độ bền, độ chính xác của đồng hồ mà còn có tác dụng trang trí. Hầu hết chân kính làm từ đá rubi, một số khác dùng các loại đá quý khác như kim cương.

CẤU TẠO ĐỒNG HỒ CƠ

  • Bộ máy (Movement): Là một cơ cấu và hệ thống được lắp ráp theo một trật tự nhất định của một chiếc đồng hồ. Bao gồm:
  1. Dây cót (mainspring): Tích lũy năng lượng cơ khí
  2.  Hệ thống bánh răng (gearchain): Phân chia và truyền động
  3. Cơ cấu hồi (escapement): Chi thời gian và phân bố
  4.  Bánh lắc (balance wheel): Điều chỉnh
Xem thêm  Đồng hồ Hàn Quốc Julius có nên mua hay không?
.
.
.
.